Tìm kiếm theo từ khóa
BÁO CÁO NHANH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID ĐẾN DN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

BÁO CÁO NHANH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID ĐẾN DN VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Tóm tắt nghiên cứu
Với mục tiêu phân tích các tác động của đại dịch Covid-19, quá trình điều chỉnh và ứng phó của doanh nghiệp và người lao động trước các tác động, nghiên cứu dựa trên hai khảo sát mẫu: khảo sát với 292 NLĐ và 58 doanh nghiệp trong các ngành du lịch, dệt may, điện tử, chế biến hải sản và chế biến gỗ trong nửa cuối tháng 4/2020. Các phát hiện chính của nghiên cứu bao gồm:

Người lao động di cư trong khuôn khổ nghiên cứu này là người di cư nội địa từ vùng nông thôn. Ba cú sốc kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra đã có ảnh hưởng lớn tới DN và NLĐ Việt Nam: ¼ DN tham gia khảo sát đã phá sản hoặc tạm ngừng kinh doanh. Khoảng 2/3 số DN đã áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí lao động. Đối với các DN vẫn hoạt động, các biện pháp giảm chi phí như cho NLĐ nghỉ việc không lương hoặc giảm giờ làm đã tác động đến
trên 30% NLĐ. Hơn một nửa số DN lo ngại sẽ phải đóng cửa nếu cuộc khủng hoảng kéo dài thêm 3 tháng nữa.
Đối với các DN chế biến chế tạo tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, hoàn cảnh của họ trở nên tồi tệ do nhà mua hàng hủy đơn hàng mà không thanh toán đầy đủ và đúng hạn. Có tới 60,3% DN cho biết việc khách hủy đơn hàng là một trong những tác động lớn nhất tới DN nhất là khi nhiều khách hàng đã chậm thanh toán cho các đơn hàng đã hoàn thành, yêu cầu giảm giá hoặc từ chối chi trả dựa trên điều khoản về tình huống bất khả kháng trong các hợp đồng kinh doanh.
Tác động kinh tế của đại dịch không đồng nhất giữa các ngành và DN tùy thuộc vào quyết định chiến lược của họ về nguồn nguyên vật liệu, thị trường, khách hàng và sản phẩm. Các công ty đa dạng nguồn cung, khách hàng và sản phẩm thường có khả năng giảm thiểu được tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng.
Cả hai khảo sát DN và NLĐ cho thấy NLĐ tạm thời và trong ngắn hạn dễ bị tổn thương nhất trước các biện pháp cắt giảm chi phí của DN. Tuy nhiên 36,2% NSDLĐ có dấu hiệu lấy cớ đại dịch để loại bỏ các lao động mà họ cho là có năng lực kém. NLĐ lớn tuổi và LĐ nữ cũng là mục tiêu áp dụng hình thức nghỉ việc tạm thời (có lương hoặc không lương) và chấm dứt HĐLĐ: 6,9% NSDLĐ và 9,9% NLĐ cho rằng tuổi cao là tiêu chí để áp dụng các biện pháp cắt giảm và 2,4% NLĐ cho rằng LĐ nữ có thai hoặc có con nhỏ thường bị lựa chọn để cắt giảm.
Tác động đối với LĐ nữ và gia đình rất nặng nề. Có tới 83% NLĐ nữ cho biết họ bị giảm thu nhập hoặc mất việc làm; trong số đó 32,3% là người kiếm tiền chính hoặc duy nhất trong gia đình. NLĐ di cư1 gặp phải thách thức kép: một mặt thu nhập và việc làm của họ bị đe dọa (87,9% NLĐ di cư đã mất việc hoặc giảm lương); mặt khác họ bị chia cắt khỏi gia đình ở quê hương vì các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa.
Đa số DN (63,4% trong khảo sát DN và 54,1% trong khảo sát NLĐ) đưa ra quyết định cắt giảm chi phí lao động một cách đơn phương hoặc chỉ tham vấn với quản lý bộ phận; tuy nhiên trên 60% NLĐ chấp nhận ngay quyết định của DN.

 

http://smedec.com/upload/baiviet/bao-cao-danh-gia-nhanh-tac-dong-cua-dich-covid-ilo-9037.pdf

Bài viết khác