Thông báo chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật chuyên sâu về quản trị nhân sự và xử lý vi phạm lao động cho doanh nghiệp

Thông báo chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật chuyên sâu về quản trị nhân sự và xử lý vi phạm lao động cho doanh nghiệp

Trung tâm SMEDEC 2 chiêu sinh Lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật chuyên sâu về quản trị nhân sự và xử lý vi phạm lao động cho doanh nghiệp.

Nội dung đào tạo được xây dựng trên hệ thống văn bản mới. Cụ thể là Bộ Luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021. Góp phần nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản trị nhân sự và xử lý vi phạm kỷ luật lao động nhằm tránh các tranh chấp khiếu kiện về lao động cho doanh nghiệp, cụ thể các chuyên đề như sau:

1. Mục đích, yêu cầu:

- Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những bất cập phát sinh khi thi hành Bộ Luật lao động năm 2012 và các nghị định có liên quan.

- Tuyên truyền Bộ Luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2021.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu về soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng lao động; quản lý, sử dụng người lao động; xử lý kỷ luật người lao động; đòi bồi thường thiệt hại đối với người lao động nhằm khắc phục, hạn chế sai sót tránh tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực lao động.

- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng soạn thảo hợp đồng lao động, nội quy lao động và các văn bản quản lý nội bộ của doanh nghiệp về tuyển dụng, quản lý, sử dụng và xử lý kỷ luật người lao động.

- Trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những tình huống khó khăn, vướng mắc phát sinh trên thực tế cho các doanh nghiệp liên quan đến việc đàm phán, ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động; quản lý, điều hành, sử dụng người lao động; xử lý kỷ luật người lao động; đòi bồi thường thiệt hại đối với người lao động.

- Nâng cao năng lực soạn thảo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động, các quy chế lao động đặc thù.

2. Nội dung chương trình bồi dưỡng:

STT

Tên chuyên đề

Thời lượng

Giảng viên

I

Một số vấn đề về lao động liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam:

- Phân biệt hợp đồng đồng lao động với hợp đồng khoán việc (hợp đồng dân sự) và sự vận dụng trong hoạt động của doanh nghiệp (nhất là đối với một số vị trí việc làm như vệ sinh, phục vụ trong doanh nghiệp….);

- Các đặc thù của hợp đồng lao động ; các đặc thù của hợp đồng khoán việc;

- Một số lưu ý khi ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động;

- Thử việc;

- Tạm điều chuyển người lao động làm việc khác trái nghề;

- Thay đổi nội dung hợp đồng lao động; chấm dứt hợp đồng lao động …

02 buổi

Nguyên Thẩm phán Nguyễn Công Phú – Phó Chánh tòa Kinh tế TAND TPHCM

 

II

Hệ thống văn bản có hiệu lực:

- Thống kê Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực 01/01/2021;

- Tuyên truyền nội dung mới của Bộ Luật Lao động năm 2019 và các văn bản quy phạm có liên quan.

02 buổi

LS Lưu Phương Nhật Thùy – GĐ Công ty Luật TNHH Thùy và Cộng sự

III

Kỹ năng soạn thảo, đàm phán, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

02 buổi

LS Lưu Phương Nhật Thùy – GĐ Công ty Luật TNHH Thùy và Cộng sự

IV

Kỹ năng xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với người lao động có hành vi vi phạm :

- Xác định căn cứ xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất;

- Xác định thời hiệu xử lý kỷ luật;

- Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật;

- Xác định thẩm quyền xử lý, thẩm quyền ký quyết định kỷ luật;

- Những trường hợp không được xử lý kỷ luật người lao động….

01 buổi

Cô Đinh Thị Chiến – Giảng viên Đại học Luật

V

Kỹ năng bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động:

- Bồi thường do chấm dứt hợp đồng không đúng quy định;

- Bồi thường trong tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Đòi hoàn trả chi phí đào tạo;

- Đòi bồi thường do người lao động làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của doanh nghiệp;

- Đòi bồi thường thiệt hại do đình công trái pháp luật;

- Các trường hợp khác.

01 buổi

Cô Đinh Thị Chiến – Giảng viên Đại học Luật

VI

Kỹ năng giải quyết tranh chấp trong quan hệ lao động:

- Các loại tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp;

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp;

- Nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp;

- Kỹ năng tham gia giải quyết tranh chấp.

02 buổi

LS Đặng Đức Trí – Trưởng VPLS Roma

VII

Kỹ năng soạn thảo văn bản nội bộ của doanh nghiệp về lao động để phòng ngừa rủi ro, tránh tranh chấp:

- Soạn thảo nội quy lao động;

- Soạn thảo thỏa ước lao động tập thể;

- Soạn thảo các quy chế, quy định khác của doanh;s nghiệp liên quan đến vấn đề lao động.

02 buổi

LS Lưu Phương Nhật Thùy – GĐ Công ty Luật TNHH Thùy và Cộng sự

VIII

Thực hành tình huống, trao đổi, thảo luận:

- Về soạn thảo, ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động;

- Về soạn thảo văn bản nội bộ trong doanh nghiệp về lao động;

- Về bồi thường trong quan hệ lao động;

- Về giải quyết tranh chấp đối với người lao động trong doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi, tránh rủi ro cho doanh nghiệp.

02 buổi

Cô Đinh Thị Chiến – Giảng viên Đại học Luật

TỔNG CỘNG

14 buổi

 

3. Đối tượng tham gia lớp học và thời gian đào tạo

- Lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ làm công tác pháp chế, tổ chức nhân sự của doanh nghiệp và đội ngũ quản lý nguồn nhân lực. Số lượng tối thiểu mở lớp là 10 người/lớp.

- Thời lượng bồi dưỡng: 14 buổi (Mỗi buổi 3.5 tiếng).

- Phương thức đào tạo: Tập trung.

- Tổ chức đào tạo vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần (bắt đầu từ ngày 20/3/2021).

4. Giảng viên và phương pháp giảng dạy:

4.1. Giảng viên giảng dạy

Giảng viên giảng dạy cho lớp bồi dưỡng là đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Luật, Luật sư uy tín và thẩm phán Tòa án nhân dân Thành phố có năng lực, trình độ, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy tích cực đã tham gia tư vấn chuyên sâu và giải quyết các vụ việc tranh chấp thực tế.

4.2. Phương pháp giảng dạy

Phương pháp đào tạo: Lý thuyết kết hợp thực hành, giải quyết tình huống.

Phương pháp đào tạo là các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy người học làm trung tâm như làm việc nhóm, giảng dạy bằng các hồ sơ lao động trên thực tế của doanh nghiệp và các hồ sơ tranh chấp đã được giải quyết tại Tòa án để giúp cho các doanh nghiệp khắc phục được những sai sót trong giải quyết các vấn đề về lao động.

Ngoài tình huống chủ động từ giảng viên hoặc tình huống do học viên cung cấp.

5. Phí đào tạo: Trọn khóa 3.700.000 đồng/người/14 buổi

Ưu đãi:            - Giảm 5% đối với Doanh nghiệp đóng tiền từ 3 đến 5 học viên

            - Giảm 10% đối với Doanh nghiệp đóng tiền từ 6 học viên trở lên.

- Học phí đã bao gồm: Tài liệu đào tạo, chứng chỉ và tài khoản đăng nhập

- Học viên tham gia Lớp bồi dưỡng nộp phí đào tạo trước ngày 10/3/2020

- Phương thức: Tiền mặt hoặc chuyển khoản

- Thông tin chuyển khoản: 1190 0000 4203, tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, CN. Hồ Chí Minh, Chủ tài khoản SMEDEC 2. Nội dung chuyển khoản: Họ và tên, số điện thoại, khóa đào tạo BLLD.

 Danh sách những người được cử tham dự Khóa đào tạo xin lập theo mẫu (Đính kèm) và gửi về SMEDEC 2 trước ngày 01/03/2020. Theo một trong ba phương thức:

6. Hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin đào tạo:

- Xin liên hệ: Chị Tuyết Mai – Số điện thoại 0948778166

- Email: lemai.smedec@gmail.com