CTNSQG

Năng suất xanh (Green Productivity) được xem như công cụ hữu hiệu để đạt được lợi ích kinh tế trong khi giải quyết các vấn đề môi trường để đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hơn 20 năm sau khi thuật ngữ Năng suất xanh được đặt ra, thực hành sản xuất và quản lý môi trường hiện được chấp nhận rộng rãi như là công cụ hiệu quả. Năng suất xanh cũng đã được định vị là một phần của các sáng kiến toàn cầu trong việc theo đuổi tính bền vững (Chun-hsu, Lin; K.D 2020). Trong những năm gần đây, trọng tâm phát triển bền vững toàn cầu đã được các tổ chức quốc tế, chính phủ và doanh nghiệp liên tục cập nhật với các khái niệm và triết lý đang phát triển như chuỗi giá trị nông nghiệp, các mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs),... Do đó việc nghiên cứu tìm hiểu xem và đặc biệt nhấn mạnh trong bối cảnh công nghiệp 4.0, Năng suất xanh có bị tác động và ảnh hưởng đến mục tiêu thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển bền vững chuỗi giá trị nông nghiệp được đặt ra cấp thiết.

Chuyển đổi số sẽ là một trong những nhân tố quan trọng cho tăng trưởng năng suất. “Tăng năng suất ngụ ý tăng kết quả đạt được với cùng mức tiêu thụ tài nguyên hoặc đạt được kết quả tương tự với mức tiêu hao tài nguyên ít hơn. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề này ở cấp độ toàn cầu, chứng minh rằng có những phân tích và nghiên cứu nghiêm túc cho thấy chính xác mức độ đầu tư vào CNTT thực sự làm tăng năng suất như thế nào, Người ta tin rằng phần lớn sự tăng trưởng về năng suất kể từ năm 1995 đến nay chủ yếu là do đầu tư vào công nghệ thông tin và tự động hóa quy trình kinh doanh.” (Mastilo 2017). Gia tăng ứng dụng công nghệ thông tin trong tổng cung nền kinh tế có thể gia tăng mức độ tổng thể năng suất của một quốc gia. (Albers, A., & Meboldt, M. 2006.) Các giải pháp chuyển đổi số nhằm theo đuổi các mục tiêu về năng suất, chất lượng nhưng đồng thời được ứng dụng phổ biến mang lại lợi ích môi trường cân bằng, đó như là nhu cầu bức thiết của cuộc sống nhằm duy trì cho sự bền vững của nhân loại. Các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn, công nghệ điện thoại, IoT,… cũng đã làm gia tăng cải thiện tính bền vững môi trường.

Tin liên quan

NV MFCA

NV MFCA

25/07/2022

NV 22301

NV 22301

25/07/2022