Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ 2 - SMEDEC  2 – là đơn vị trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 2217/QĐ-TCCBKH ký ngày 22 tháng 12 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT, và Quyết định 1588/QĐ-BKHCN, hoạt động theo Nghị định 115/NĐ-CP. Cho đến nay, SMEDEC 2 không ngừng mở rộng lĩnh vực, phạm vi hoạt động với mục đích cung cấp cho các tổ chức, doanh nghiệp những dịch vụ tối ưu nhất.

 

 

1995 - 1999

  • Tổ chức các khoá huấn luyện, đào tạo, hội thảo trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng, ...
  • Bắt đầu hướng dẫn các Doanh nghiệp áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000.
  • Là đại diện của Tổ chức mã số mã vạch (EAN -Việt Nam) tại phía Nam với mạng lưới gần hơn 800 doanh nghiệp thành viên.
  • Lần đầu tiên tại Việt Nam, chương trình đào tạo Hệ thống Quản lý Chất lượng toàn diện theo phương cách Nhật Bản (Quỹ Hỗ trợ Phát triển quản lý Châu Á FAMD của Nhật Bản tài trợ) do SMEDEC 2 tổ chức với hàng ngàn học viên đến từ hàng trăm doanh nghiệp.
  • SMEDEC 2 được công nhận là tổ chức đối tác chuyên nghiệp của dự án SIYB (Profesional Partner Organization - PPO) và là đối tác của Dự án Mekong MPDF, Dự án GTZ của Cộng hòa Liên bang Đức.

2001 - 2003

  • Khai trương Chi nhánh tại Quảng Ngãi.
  • Thành lập Câu lạc bộ Doanh nghiệp thành viên SME Club với số lượng ban đầu 100 Doanh nghiệp thành viên.
  • Hợp tác với Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UN - ESCAP) chương trình tư vấn hỗ trợ cho một số Doanh nghiệp Việt Nam xây dựng Hệ thống quản lý môi trường.

 

2003 - 2007

  • Duy trì hoạt động tư vấn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 cho các tổ chức và doanh nghiệp.
  • Triển khai thực hiện tư vấn áp dụng ISO 9001: 2000 cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Cho đến thời điểm hiện nay, SMEDEC 2 là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
  • Triển khai đào tạo, tư vấn Hệ thống Quản lý An toàn Thông tin theo ISO 27001: 2005; Hệ thống An toàn vệ sinh thực phẩm theo ISO 22000: 2005; ISO 14001: 2004, SA 8000: 2001, chương trình sản xuất sạch hơn cho các tổ chức và doanh nghiệp trong cả nước.

 

2008 - 2010

  • Thực hiện đề tài cấp Bộ: “Thí điểm áp dụng chương trình Quản lý Chất lượng Toàn diện – TQM cho 20 Doanh nghiệp cả nước” (2008 – 2009).
  • Khai trương Văn phòng Đại diện tại Hà Nội.
  • Triển khai thực hiện chương trình đào tạo Quản lý An toàn Hóa chất (ChM) theo chuyển giao của GTZ – Đức.
  • Mở rộng hợp tác với các dự án trong và ngoài nước để đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước. 
  • Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thông qua các công cụ năng suất chất lượng. Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển sản phẩm mới như các công cụ năng suất chất lượng; Chuỗi giá trị, Sản xuất sạch hơn…

 

2011 - nay

  • Đẩy mạnh triển khai các mảng dịch vụ chính: Phát triển bền vững; Năng suất và Chất lượng; Xúc tiến thương mại và đầu tư; Kỹ thuật công nghệ và thiết bị; Xây dựng TCCS; Đổi mới sáng tạo.
  • Phát triển sản phẩm về năng suất chất lượng (Các công cụ Lean, Work sampling, Time study, Value Chain, các giải pháp về năng suất xanh…) cũng như phát triển thị trường tư vấn và đào tạo cho các sản phẩm này.
  • Thực hiện các dự án năng suất chất lượng theo Quyết định 712/QĐ-TTG của Trung ương và các địa phương trên toàn quốc để nâng cao nội lực và năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp. Tổ chức Cuộc thi các Nhóm chất lượng (QCC Competition). Tiếp tục chủ trì các nhiệm vụ thuộc Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030.
  • Tăng cường hoạt động hợp tác với các tổ chức nước ngoài để thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam, đặc biệt thực hiện trong lĩnh vực cải tiến năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Triển khai hỗ trợ doanh nghiệp Xúc tiến thương mại và đầu tư thông qua các chương trình kết nối thương mại cho doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài.
  • Nhằm tăng cường năng lực tiếp cận của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thông minh, từ 2019, SMEDEC 2 đã thực hiện đánh giá thí điểm mức độ sẵn sàng về công nghiệp 4.0 cho một số doanh nghiệp bằng bộ chỉ số SIRI dưới sự hỗ trợ từ Hội đồng Phát triển Kinh tế Singapore (EDB).